Ba Kích Tím có công dụng như một loại thuốc bổ, tăng lực, tăng khả năng tình dục nhất là ở nam giới, hỗ trợ điều trị vô sinh, cải thiện các chứng mệt mỏi, kém ăn, ngủ ít, tăng cường sức khỏe xương khớp, giúp tăng cân…
Những đặc điểm của ba kích tím
Ba kích tím là loại cây leo, thân quấn và có thời gian sống lâu. Thân cây khi còn non thường màu tím nhạt, có cạnh dọc và phủ lông mềm nâu vàng.
Lá của cây mọc đối xứng chữ thập có chiều dài từ 6 – 14 cm và chiều chiều từ 2,5 – 6 cm. Hình dạng lá có thể hình mác hoặc hình bầu dục, lúc còn non màu xanh nhưng khi già sẽ chuyển sang màu trắng mốc.
Mùa hoa từ tháng 5 – 6, lúc đầu hoa màu trắng, sau chuyển sang vàng với nhiều cánh (từ 2 – 10 cánh) và 4 nhị. Quả có hình cầu, màu đỏ khi chín thường vào khoảng tháng 12.
Rễ của cây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Rễ củ xoắn giống như ruột gà và có chiều dài từ 15 – 20 cm, chia thành nhiều đoạn to thắt.
Ba kích tím là loại củ được sử dụng nhiều trong Đông y cũng như dùng để ngâm rượu. Củ có màu vàng sậm, thịt bên trong thường hanh tím nên khi ngâm rượu sẽ khiến màu rượu chuyển sang tím thay vì trong như ban đầu.
Công dụng của ba kích tím
Rễ hay củ ba kích tím là loại dược liệu quý, có vị cay ngọt, tính ôn. Được sử dụng nhiều trong Đông y hay nhiều người thường lấy củ ba kích để ngâm rượu nên loại cây này đã được nhân giống và đưa vào trồng. Các công dụng từ cây ba kích phải kể đến là:
– Trong Đông y, ba kích tím có tác dụng ôn thận trợ dương, khử phong thấp hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp và làm mạnh gân cốt. Những người bệnh gân cốt yếu, lưng gối mỏi đau hay phong thấp cước khí thường được chỉ định vị thuốc này. Tuy nhiên, ở những người âm hư, hỏa thịnh hay gặp phải vấn đề đại tiện như táo bón thì không được sử dụng.
– Người bình thường sử dụng ba kích có công dụng như một loại thuốc bổ, tăng lực, tăng khả năng tình dục nhất là ở nam giới, hỗ trợ điều trị vô sinh.
– Người cao tuổi sử dụng ba kích có thể cải thiện các chứng mệt mỏi, kém ăn, ngủ ít, tăng cường sức khỏe xương khớp, giúp tăng cân…
Ngoài ra, ba kích cũng có công dụng giảm đau, trị viêm, cầm máu, bảo vệ gan, giảm cholesterol máu, hạ huyết áp… do chứa nhiều anthraglucozit khi thủy phân sẽ tạo thành hoạt chất anthraquinon.
Một số cách chế biến ba kích tím
Cách chế biến ba kích khô
– Chọn củ ba kích có đường kích từ 0,5 cm trở lên rồi phơi nắng cho héo.
– Dùng chày đập nhẹ phần thịt cho bẹp, chú ý không đập nát.
– Đưa phần ba kích vừa đập bẹp đi phơi hoặc sấy khô đến khi chuyển sang màu hồng hoặc hồng tím, ba kích nứt ra để lộ lõi gỗ bên trong.
– Lấy phần thịt ba kích và bỏ lõi để sử dụng. Cắt khúc khoảng 10 cm.
Cách chế biến ba kích tươi
– Củ ba kích tươi rửa sạch, để ráo nước
– Lấy dao khía nhẹ vào phần thịt củ sao cho lộ ra phần lõi của rẽ ba kích.
– Tiếp tục dùng dao tách phần thịt ra và bỏ lõi
Với ba kích tươi và ba kích khô đã được sơ chế, người ta sử dụng nhiều nhất để làm thuốc, ngâm rượu hay chế biến thành món ăn. Tùy vào nhu cầu của mỗi người mà có thể sử dụng thành phẩm ba kích theo mục đích của mình.
Mua ba kích tím ở đâu uy tín?
Hiện nay, có nhiều địa chỉ bán ba kích như chất lượng các loại ba kích này hầu như chưa có ai kiểm chứng. Do vậy, người mua cần biết cách lựa chọn cũng như lựa chọn các cơ sở bán hàng uy tín. Duoclieudantoc.com tự hào là địa chỉ chuyên cung cấp các đặc sản rừng tây bắc được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn trọng đó có ba kích Quảng Ninh chính hiệu. Được thu mua trực tiếp từ các nhà dân nên các sản phẩm chúng tôi đưa đến khác hàng đều tươi mới, không chất bảo quản và rõ nguồn gốc xuất xứ, giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm
Để khách hàng yên tâm hơn trong quá trình mua hàng, taomeorungtaybac.com có chính sách đổi trả, giải quyết khiếu nại hợp lý. Ngay khi không hài lòng về sản phẩm hay nhận được các sản phẩm không đúng chất lượng, khách hàng sẽ được hoàn lại tiền mà không mất bất cứ chi phí nào.
Xem thêm các dược liệu quý khác tại đây
Hotline: 0968912223
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.