Sâm Cau còn có nhiều tên gọi khác nhau như cồ nốc, ngải cau, tiên mao
Theo các sách đông Y, sâm cau tính ấm, vị cay hơi đắng, có độc nhẹ, đi vào kinh thận với công dụng bổ thận tráng dương, trừ hàn thấp,cường gân cốt, chủ trị chứng dương suy và lãnh tinh.
Trong Đông y, sâm cau có vị thơm nhẹ, tính ấm, có tác dụng làm ấm thận, mạnh gân cốt, trừ hàn thấp. Hỗ trợ điều trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, chân tay, lạnh, lưng lạnh.
Tại Ấn Độ thường dùng sâm cau làm thuốc bổ ngoài ra dùng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị ho , trĩ…
Sâm cau cũng là vị thuốc hỗ trợ điều trị nhức mỏi, hỗ trợ xương khớp, đau lưng, thấp khớp, mát gan, thông huyết, tiêu viêm. Hỗ trợ điều trị bệnh ứ huyết, bầm tím do chấn thương, bế kinh…
Sâm cau có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện thiếu ô-xy; có tác dụng như hormone sinh dục nam (thí nghiệm tiêm cồn thuốc sâm cau cho chuột đã bị cắt 2 tinh hoàn, với liều 10g/kg, thấy trọng lượng của túi tinh tăng lên rõ ràng).
Tác dụng điều trị bệnh của sâm cau:
Tác dụng điều trị bệnh liệt dương do tinh khí lạnh, yếu sinh lý
Tác dụng bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, cố tinh
Tác dụng bồ bổ sức khỏe
Tác dụng tăng cường hoạt động phòng the, tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ
Đối tượng sử dụng :
Bệnh nhân mắc chứng bệnh liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, vô sinh
Bệnh nhân suy giảm chức năng tình dục
Người già chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp
Người bình thường không có bệnh vẫn có thể sử dụng sâm cau để tăng cường khả năng tình dục
Cách dùng và liều dùng:
Mỗi ngày dùng 25g, dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Khi dùng để điều trị chứng đau nhức do hàn thấp thì dùng sống (không sao tẩm).
Khi dùng để điều trị liệt dương do thận hư, tiểu tiện nhiều lần hoặc són tiểu, thì tẩm rượu sao để tăng cường tác dụng bổ dương.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.